Cách đọc thành phần trong sản phẩm chăm sóc da - nhận biết giá trị thực

Bạn từng dùng nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc da nhưng bạn đã có lần nào đọc qua thành phần của nó chưa? Nếu có đọc bạn có hiểu được những nội dung đấy không?

Có rất nhiều bạn thắc mắc về cách đọc thành phần trong mỹ phẩm. Đọc như thế nào, phải nhận định ra sao?

Câu hỏi đó hôm nay sẽ được giải đáp cho các bạn một cách cặn kẽ nhất để nhận biết được giá trị thật của các sản phẩm chăm sóc da nhé.

thanh-phan-san-pham-duong-da-1

Hãy ngâm cứu thật kĩ bài này để khi cầm trên tay 1 sản phẩm nào đó, chúng ta sẽ biết chính xác nó có phù hợp với mình hay không và các hoạt chất trong 2 sản phẩm khác nhau có thể kết hợp được với nhau để làm tăng hiệu quả hay không.tuy nhiên mình không thể nò liệt kê tất tần tật mọi chất cho các bạn tham khảo được, bời vì có hàng tá loại mà có kể 3 ngày cũng không hết. cách duy nhất là khi thấy thành phần lạ, hãy seach google để xem thử nó là chất gì.

1. Cách nhanh nhất và dễ nhất là hãy tránh các thành phần gây kích ứng da

a. Nếu bạn bị kích ứng với paraben ( chất bảo quản) thì hãy tránh các chất sau:

- Methylparraben
- Ethylparaben
- Propylparaben
- Butylparaben

- Ngoài ra chất bảo quản thân thiện hơn paraben đó là phenoxyethanol, ethylhexylglycerin, nhưng nếu làn da bạn quá là nhạy cảm thì cũng nên lưu ý và bỏ qua. Chất bảo quản thì thường đứng ở gần cuối bảng thành phần nhé!

- Methylparaben là chất có thể gây ra hiện tượng lão hoá sớm ở da. Độc hại nhất là butylparaben và isobutylparaben kế tiếp là profylparaben và isopropylparaben , ít độc nhất là methyl- và ethylparaben ( 2 thành phần này nếu dùng trong hạn cho phép được xem như khá an toàn cho da)

- Tuy nhiên trên lý thuyết thì sẽ có bạn bị kích ứng, nhưng đa phần mình thấy thì khó có thể bị kích ứng vơi paraben, con số % là rất thấp, ngoại trừ nếu bạn đang cho con bú hay đang mang thai thì nên hạn chế tối đa các chất này. parabens nếu được đưa vào sản phẩm dù 0.01% cũng đủ kéo dài thời hạn sản phẩm tới hàng năm trời và nồng độ này chưa đủ để gây ung thư cho bạn đâu.

b. Nếu bạn bị kích ứng với cồn, thì hãy tránh các chất sau:

- Ethanol
- Methanol
- Alcohol
- Ethyl alcohot
- Alcohot denat
- Benzyl alcohol
- Isopropyl alcohol
- Sd alcohol

c. Không hợp với silicone thì nên tránh:

- Cyclopentasiloxane
- Cyclohexasiloxane
- Dimethicone
- Phenyl trimethicone

- Hoặc đơn giản nhất là bạn hãy tìm trên bảng thành phần chất nào có đuôi "cone", "conol" hay "siloxane" thì nó đích thị là silicone.

- Lưu ý nhỏ: các bạn nên phân biệt silicone /silica/ carbomer

+ silicone: là polyme của silic + carbon+ hydro + oxy, đóng vai trò là chất làm mềm, mịn và khóa ẩm (thấy rõ công dụng nhất trong sp kem lót baby skin của Maybelline). Tuy nhiên chính vì tạo 1 lớp màn trên da như vậy chúng khiến cho chất bẩn, bã nhờn, bụi không thoát được ra khỏi lỗ chân lông, ngăn sự hấp thụ các thành phần khác, phá vỡ quy trình điều tiết da. Sử dụng lâu dài khiến da gặp mụn ẩn, mụn viêm và gây khô da
+ silica: lại là oxit silic là dạng khoáng chất thường được thấy trong cát và đất sét, chất này sẽ giúp cho kết cấu của mỹ phẩm được cải thiện, làm đặc lại ( thickeners và chống vón cục (anti-caking), ngoài ra còn giúp da hút ẩm , tạo bề mặt thông thoáng, giúp da bắt sang, tạo hiệu ứng glow ( thường thấy trong các loại kem lót kiềm dầu bắt sáng)
+ carbomer: là polymer cao phân tử có tác dụng chính là tạo gel. Các sản phẩm chứa carbomer sẽ lâu thấm hơn và hơi dầy trên da nên nếu dùng sản phẩm có carbomer thùi hãy nên tiets chế lại, bôi 1 lớp mỏng thôi là đủ.

d. Sulfate

Đây là chất tẩy rửa , hoạt chất bề mặt, tạo bọt được sử dụng nhiều trong các loại sản phẩm gia đình như dầu gội, dầu tắm các chất dùng rửa : xà phòng, dầu gội, dầu tắm, nước rửa chén, sữa rửa mặt ,…đặc biệt là các sản phẩm tạo thật nhiều bọt, vậy nên nếu da bạn khô và nhạy cảm thì cũng cần lưu ý đến chất này.

Có mặt trong các sản phẩm làm sạch da, mất đi lớp dầu bảo vệ của da, gây tổn thương, khô và kích ứng da. Do đó hãy để ý các cụm từ kết thúc bằng "sulfate", chẳng hạn như lauryl sulfat natri, natri sulfat natri, lauryl sulfate amoni,… để tránh.

e. Mùi thơm tổng hợp

Hương liệu dùng trong cosmetic có 2 loại:
+ Loại fragnance chiết xuất từ thiên nhiên (được list rõ là “natural fragnance” trong phần ingredients) hoặc từ tinh dầu (essential oil)
+ Loại thứ 2 là fragnance tổng hợp từ các chất hoá học (thường chỉ được ghi chung chung là “fragnance” trong phần ingredients).

Fragnance tổng hợp là nguyên nhân chính gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ, da trở nên khô, sần sùi và lão hoá nhanh hơn. Ngoài ra, nếu apply sản phẩm chứa hương liệu liên tục trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương

f. Dầu khoáng – Mineral oil

+ Đây là loại dầu chiết xuất từ DẦU MỎ: được chưng cất từ gasoline từ dầu thô thường dùng nhiều trong các sản phẩm dầu baby , hoặc các sản phẩm mỹ phẩm dưỡng ẩm có giá bình dân

+ Mineral oil tạo thành một lớp mỏng không thấm nước trên bề mặt làn da , gây tắc lỗ chân lông, khiến da giảm khả năng hô hấp , gây khó đào thải những chất bẩn chất chất độc bên trong da. Nếu Mineral oil đi vào cơ thể , mineral oil có thể đọng ở gan và lấy đi hầu hết các vitamin có trong gan gây cho cơ thể thiếu vitamin trầm trọng. Nguy hiểm nhất, chất này do chiết xuất từ dầu thô nên được khuyến cáo là có thể gây ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

+ Được biết đến các tên gọi như petrolatum, dầu lỏng, dầu parafin hoặc dầu paraffinum.

g. Các loại dầu không bão hòa (PUFAs)

Đây là những loại dầu chứa nhiều liên kết đôi trong chuỗi axit béo, làm cho chúng trở nên không ổn định và khi tiếp xúc với oxy và nhiệt làm cho chúng nhanh chóng oxy hoá, đó là pro-aging. Nói chung, cố gắng tránh bất kỳ loại sản phẩm nào có hơn 10% hàm lượng PUFA.

h. Sản phẩm chứa phóc môn (Formaldehyde)

Chúng có liên quan đến phản ứng dị ứng và rối loạn nội tiết, thậm chí có thể gây ung thư. Đọc kỹ và để ý kỹ các cụm từ formaldehyde, quaternium-15, hydantoin DMDM, uidid imidazolidinyl, diazolidinyl urê, polyoxymethylene urea, hydroxymethylglycinate natri, bromopol và glyoxal.

* Tóm lại: để dễ dàng nhận biết được bạn bị dị ứng với chất nào thì hãy xem lại đống mỹ phẩm mình đang dùng, sau đó khoanh vùng các chất gây kích ứng rồi xem theo thời gian da chúng ta có phản ứng lại hay không. Lâu dần các bạn sẽ biết chính xác da mình sẽ ưng chất nào và không ưng chất nào.

Thêm một cách nữa để dễ dàng nhận biết là hãy bôi sản phẩm mới nơi xương quai hàm 3-4 ngày, nếu không bị sao thì ok, các bạn có thể dùng cho toàn mặt.

thanh-phan-san-pham-duong-da-2

2. Hiểu cách sắp xếp thành phần

a. Sắp xếp theo nồng độ % giảm dần

- Dễ hiểu nhất đó chính là thành phần đứng đầu tiên sẽ chiếm đa phần trong sản phẩm. ví dụ: nếu có chữ AQUA (đa số mỹ phẩm hiện nay trên thị trường đều bắt đầu bằng chữ này) thì các bạn biết 70-90% nguyên liệu chính là nước. Tức là, nếu 1 lọ kem dưỡng da nặng 100gr thì 70-90gr là nước (nước tinh khiết, Việt Nam mình gọi nôm na là nước đóng chai í, 10 -30% còn lại chia đều ra cho các thành phần khác như các active ingredients chiếm khoảng 10% - 15%, hương liệu, chất nhũ hoá, chất bảo quản, các thành phần phụ làm tăng giá trị sản phẩm đóng góp 5% còn lại.

- Thường thấy cách sắp xếp này trong các loại hóa mỹ phẩm và thứ tự thương thấy là : Thành phần chính chủ đạo chiếm tỉ lệ cao nhất – Active ingredients – Chất nhũ hoá – Hương liệu (fragrances) – Chất bảo quản (preservatives)

- Đối với các sản phẩm dầu gội, sữa rửa mặt, bạn nên chú ý 3 đến 5 thành phần đầu tiên xuất hiện trong list, đối với các sản phẩm như cream hay serum, chúng ta sẽ chú ý 8 đến 10 thành phần đầu tiên của sản phẩm.

b. Sắp xếp theo nhóm active ingredients & inactive ingerdients

- Active ( những hoạt chất) thường được ghi bên dưới chữ active ingerdinets và được nêu rõ nồng độ có trong sản phẩm. tác dụng về mặt dược lý có luận chứng khoa học và được FDA chứng nhận hiệu quả và chỉ được phép sử dụng với tỷ lệ \% cho phép đó. Các chất này còn được gọi là OTC hay “dược mỹ phẩm” được liệt kê trong phần “Drugs Facts”. bao gồm: các tác nhân có tác dụng chống nắng, các chất làm sáng da (ví dụ hydroquinone), các chất trị mụn (ví dụ như Sulfur và benzoyl peroxide).

- Inactive là những chất khác có cách ghi tương tự như trong các loại hóa mỹ phẩm khác, tức là ít dần theo thứ tự trước sau. Đối với các chất có tỷ lệ lớn hơn 1%, theo quy định các chất này phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần về liều lượng sử dụng trong sản phẩm đó. Còn đối với các chất có tỷ lệ dưới 1% có thể được liệt kê theo bất cứ thứ tự nào. Các thành phần inactive trong mỹ phẩm không phải không tốt, như các chất anti-inflammation (kháng viêm) hay antioxidants (các chất chống oxy hóa) không được liệt kê ở bảng active ingredients nhưng đã được khoa học chứng minh phần lớn vẫn hỗ trợ và điều trị cho da rất nhiều khi kết hợp với các thành phần khác.

- Thường thấy cách ghi thành phần này trong các loại dược mỹ phẩm.

thanh-phan-san-pham-duong-da-3

3. Những nhóm chất chính trong bảng thành phần

Thường thì trong 1 bảng thành phần sẽ gồm 20-40 chất dài ngoằn, nhưng chỉ chia ra thành các nhóm chính là:

- Chất nền: hay gặp nhất là nên nước (aqua, water, nước chiết xuất rừ thực vật hydrosol) và nền dầu (mineral oil, petrolatum, Vaseline, paraffin oil, mỡ cừu), ngoài ra ít gặp hơn là silicone và cồn ( alcoholA, alcohol denat, ethanol, ethyl alcohol, isopropyl alcohol). Thường nếu là nền cồn thì sẽ là các chất chuyên trị mụn như “ mario badescu drying lotion” có isopropyl alcohol đứng đầu bảng với vai trò chính là dung môi, chất vận chuyển và chất bảo quản để hoạt chất sulfur được hoạt động một cách hiệu quả nhất .

- Chất nhũ hóa ( emulsifiers) : thường các chất nhóm dầu và nước sẽ không thể hòa quyện được vào nhau, nên rất cần có chất nhũ hóa để có thể kết dính 2 chất này lại với nhau tạo thành 1 hỗn hợp đồng nhất. thường xuât hiện nhất có: axit stearic, glyceryl stearate, stearyl alcohol, PEG-100 stearate, cetyl, cetyl alcohol, PPG 10, laureth-23, steareth alcohol, dimethicone. Tuy nhiên các chất nhũ hóa có thể gây kích ứng cho da, đặc biệt là lauryl polyethylene glycol, glyceryl aleate, polypropylene glycol

- Chất dưỡng ẩm:
+ Khóa ẩm: paraffin, dimethicone, propylene glycol, beewas( sáp ong), lanolin, grapeseed oil ( dầu hạt nho), soybean oil ( dầu đậu nành), jojoba oil ( dầu jojoba), olive oil ( dầu ô liu)
+ Hút ẩm: glycerin, hyaluronic acid, sodium hyaluronate, butylene glycol, hexylene, probylene glycol, sorbitol, aha, urea, aloe vera, mp diol
+ Làm mềm: ceramides, squanlene, các loại cồn béo có đuôi alcohol ( cetyl, ceteary, steary, lanolin beheryl myristyl), các loại acid béo ( oleic acid, lauric acid, linoleic acid)

- Chất đặc trị: kháng viêm, làm dịu, chống lão hóa, làm trắng
+ Nhóm chất tẩy da chết : AHA ( glycolic acid, mandelic acid, malic acid, lactic acid), BHA ( salicylic acid) PHA ( poly hydroxyl acid), TCA ( trichloroacetic acid)
+ Nhóm chất làm trắng : vitamin C đây là loại có hàng tá tên khác nhau và công dụng khác nhau ( L-Ascorbic acid, Magnesium ascoebyl phosphate, ascorbyl palmitate, ester-c, tetrahexyldecyl ascorbate,…), arbutin, kojic acid, azelaic acid,AHA, niacinamide,
+ Nhóm chất chống oxy hóa: retinol, green tea extract ( chiết xuất trà xanh), vitamin c, vitamin e ( tocopheryl acetate, tocopheryl linoleate, tocotrienol, alpha tocopherol, tocopheryl succinate,…)

- Chất làm dày: gelatin, carbomer, fatty alcohol, glyceryl stearate

- Chiết xuất tự nhiên : điển hình là có cá từ extract/oil/butter, ví dụ như licorice extract là chiết xuất cam thảo, Camellia Sinensis Extract là chiết xuất trà xanh, Lavandula Angustifolia là chiết xuất hoa oải hương, rosehip oil là tinh dầu nụ tầm xuân, shea botter là bơ hạt mỡ, như lô hội (Aloe Barbadensis), hoa cúc La Mã (Chamomila Recutita Extract, Nobloe Chamomile Extract).

Tuy nhiên nếu các chất này đứng sau hương liệu thì mình nghĩ các bạn nên cho qua, tỉ lệ % cực kì nhỏ và hầu như không có tác dụng, tóm lại là thêm vào cho vui mắt.

- Chất bảo quản, hương liệu:
+ Hương liệu: thường thấy là các chất tạo mùi tổng hợp như parfum, perfume,fragrance
+ Chất bảo quản: parabens, benzyl alcohol, ethylenediaminetetra- acetic acid và thường là đứng cuối hoặc gần cuối bảng thành phần

- Chất hoạt động bề mặt, điều chỉnh độ pH, chất tạo màu
+ Chất tạo màu: thường thấy trong các sản phẩm makeup như titanium, dioxide nếu đứng gần cuối bảng thành phần thì chỉ có tác dụng tạo màu thôi, chứ còn chống nắng thì không có
+ Các chất điều chỉnh độ pH: citric acid, lactic acid, sodium citates

Ví dụ về nhận biết thành phần trong một sản phẩm chăm sóc da

Đọc đến đây bạn có thấy bối rối vì quá nhiều loại thành phần trong những sản phẩm chăm sóc da không?

Để kết lại bài này thì mình sẽ đọc mẫu cho bạn 1 sản phẩm để giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn và nhận biết được giá trị thực của sản phẩm

Chúng ta sẽ lấy ví dụ về sản phẩm Gel Dưỡng Da Clinique Dramatically Different Moisturizing phù hợp cho làn da hỗn hợp đến làn da dầu.

thanh-phan-san-pham-duong-da-4

Thành phần có: Water/Aqua/Eau, Dimethicone, Isododecane, Butylene Glycol, Bis-PEG-18 Methyl Ether Dimethyl Silane, Glycerin, Laminaria Saccharina Extract, Polygonum Cuspidatum Root Extract, Saccharomyces Lysate Extract, Cucumis Sativus (Cucumber) Fruit Extract, Hordeum Vulgare (Barley) Extract/Extrait D’Orge, Helianthus Annuus (Sunflower) Seedcake, Caffeine, Triethelose, Sodium Hyaluronate, Tocopheryl Acetate, Sucrose, Chamomilla Recutita (Matricaria), Polysilicone-11, Silica, Propylene Glycol Dicaprate, Oleth-10, Lactobacillus Ferment, Laureth-23, Laureth-4, Ammonium Acryloyldimethyltaurate/VP Copolymer, Caprylyl Glycol, Hexylene Glycol, Tromethamine, Disdoium EDTA, Phenoxyethanol, Potassium Sorbate, Yellow 5, Red 4, Yellow 6...

Nhình chung thì thành phần đầu tiên là water thì phù hợp cho da dầu vì cấp ẩm bằng nước chứ không phải dầu, tiếp theo 5 thành phần nữa đều là chất cấp ẩm, khóa ẩm, giúp kem nhanh thấm và tạo cho da cảm giác căng mịn tức thì mà ko gây bết dính, tuy nhiên có 1 chất là dimethicone là silica và Bis-PEG-18 Methyl Ether Dimethyl Silane là chất hoạt động bề mặt thuộc silicone ở dạng sáp nên các bạn bị kích ứng với các hoạt chất silicone thì nên tránh và không được dùng kem khi da bị tổn thương trầy xước hay sau nặn mụn.

Tiếp đến là các chiết xuất từ thực vậy theo đúng thứ tự như: tảo biển, cây Polygonum Cuspidatum ( cốt khí), nấm men sống, dưa leo, đại mạch, dầu hướng dương, tóm lại đuôi extra thì đương nhiên chiết xuất thực vật và danh sách này đứng trước hương liệu nên yên tâm là sản phẩm chất lượng tốt, không thêm thắt cho vui mắt.

Chất caffeine, Triethelose, Sodium Hyaluronate, Tocopheryl Acetate ( vitamin e), Sucrose đóng vai trò như chất chống oxy hóa ( hay chống lão hóa)

Còn đống rối rắm phía sau đều là chất tạo màu, tạo mùi, chất bảo quản....

Đọc thêm: [Review] Gel dưỡng ẩm Clinique Dramatically Different Moisturizing

Kết luận: nếu da bạn dầu và không dị ứng với silicone ( trong sản phẩm có chứa rất nhiều chất này) thì hoàn toàn có thể sử dụng, tác dụng chính là cấp ẩm, khóa ẩm và có tí tẹo chống lão hóa cho da, nhanh thấm, không gây bết dính. Và không dùng sản phẩm nếu da bị tổn thương ( nặn mụn)